Năng lượng tái tạo là gì? Các loại năng lượng tái tạo tại Việt Nam

năng lượng gió tái tạo

Năng lượng tái tạo là một nguồn năng lượng dồi dào và vô cùng giá trị với toàn cầu. Ở Việt Nam, việc sử dụng các loại đèn điện năng lượng mặt trời cũng đang dần phổ biến. Nhưng liệu năng lượng có thể tái tạo có phải chỉ có năng lượng mặt trời? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm với chúng tôi nhé!

Năng lượng tái tạo là gì?

Đây là nguồn năng lượng tự nhiên được bổ sung một cách liên tục và nhiều đến mức không thể cạn kiệt. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng này còn có thể tái sử dụng trong một thời gian ngắn.

Ví dụ:

  • Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo vì chúng sản sinh liên tục cho các quy trình ở trong Trái Đất. Đồng thời cung cấp năng lượng cho con người hoạt động tốt và nhu cầu sinh hoạt.
  • Luồng gió thổi và dòng nước chảy cũng là nguồn năng lượng tái tạo vì chúng có sẵn và mang lại nhiều ứng dụng trong thực tế.

Một số loại năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Năng lượng mặt trời

Nhắc đến năng lượng tái tạo phổ biến nhất hiện nay, hầu hết mọi người đều nghĩ tới năng lượng mặt trời. Bởi nó có nhiều ứng dụng hữu ích trong cuộc sống. Cụ thể như các tấm pin năng lượng mặt trời có thể hấp thụ ánh nắng rồi chuyển thành điện.

Sau đó cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện trong gia đình để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của mọi người. Đồng thời giúp mọi người tiết kiệm chi phí hoá đơn tiền điện đáng kể.

điện năng lượng mặt trời
điện năng lượng mặt trời

Ngoài ra còn phải kể đến một số sản phẩm chạy bằng năng lượng mặt trời như máy nước nóng, đèn led… Qua đó giúp mọi người có thể tận hưởng một cuộc sống tiện ích và tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà hơn.

Xem các sản phẩm trong danh mục: Đèn năng lượng mặt trời

Năng lượng gió

Đây là nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng phát triển ở nước ta. Bởi vì Việt Nam có đường bờ biển khá dài nên có thể tận dụng nguồn năng lượng này để tạo ra điện hoặc trong hệ thống bơm nước.

năng lượng gió tái tạo
năng lượng gió tái tạo

Năng lượng gió được người dân từ thời xa xưa khai thác triệt để qua các tua bin gió. Tức là họ đã quay các cánh quạt tua bin để giúp chuyển đổi từ năng lượng gió sang năng lượng cơ học rồi tới điện năng. Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ này là cần không gian rất rộng thì mới có thể tạo ra nguồn năng lượng đáng kể.

Thuỷ điện

Đây là nguồn điện bắt nguồn từ năng lượng nước. Phần lớn chúng có được là từ thế năng của nước tích lại làm quay các tua bin nước và máy phát điện. Ở nước ta, thuỷ điện rất phát triển do lượng mưa trung bình cao và có nhiều sông ngòi. Do đó, năng lượng thuỷ điện được các chuyên gia ở nước ta rất chú trọng tới nên đã xây dựng nhiều dự án thủy điện.

Nhiên liệu sinh học

Đây là nguồn năng lượng được hình thành từ hợp chất có nguồn gốc động thực vật như dầu dừa, ngũ cốc, rơm rạ, mùn cưa… Nếu như trước đây, năng lượng nhiên liệu sinh học không được chú ý nhiều thì ngày nay nó được xem là giải pháp hoàn hảo giúp bảo vệ môi trường và khắc phục tình trạng khủng hoảng nhiên liệu hiệu quả.

Năng lượng sinh khối

Đây là nguồn năng lượng có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp 1 lần. Hay chuyển thành các dạng năng lượng khác như nhiên liệu sinh học… theo 3 cách: chuyển đổi nhiệt, hoá học và sinh hoá.

năng lượng sinh khối
năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối gồm 3 dạng:

  • Sinh khối dạng rắn: than củi, rác thải đã qua xử lý, gỗ…
  • Sinh khối dạng lỏng: dầu thực vật, dầu diesel…
  • Sinh khối dạng khí: khí metan, hydrogen…

Địa nhiệt

Đây là năng lượng đượ tách từ nhiệt trong tâm Trái Đất. Nó xuất phát từ quá trình phân rã phóng xạ của các khoáng vật và năng lượng mặt trời. Ở một số khu vực, khi độ dốc địa nhiệt đủ cao thì con người có thể kahi thác và tạo ra điện. Tuy vậy, công nghệ khai thác năng lượng địa nhiệt còn bị giới hạn nên làm hạn chế tiện ích của nó.

Chất thải rắn

Đây là những chất thải thuộc thể rắn và được thải từ quá trình kinh doanh, dịch vụ sinh hoạt hằng ngày của con người. Chẳng hạn như giấy báo, đồ đạc đã qua sử dụng, rác sinh hoạt…

Hiện nay, năng lượng từ chất thải rắn đã được các quốc gia công nhận. Ở nước ta, mỗi ngày thải ra hàng chục ngàn tấn rác thải nên nếu biết xử lý đúng cách thì Việt Nam có tiềm năng rất lớn từ nguồn năng lượng này.

chất thải rắn là năng lượng tái tạo
chất thải rắn là năng lượng tái tạo

Chất thải rắn là nguồn năng lượng đang được nhiều quốc gia quan tâm tới

 

Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam

Loại năng lượng tái tạo

Tiềm năng

Dự án tiêu biểu

Năng lượng mặt trời Việt Nam có số giờ nắng trung bình cao, ở phía Bắc từ 1500 -1700 giờ/năm. Còn khu vực miền Trung, miền Nam thì có số nắng từ 2000 – 2600 giờ/năm. Dự án 3 cụm nhà máy điện mặt trời của tập đoàn BIM.

Dự án nhà máy điện mặt trời Phong Điền ở Huế.

Năng lượng gió Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000 km và hơn 39% diện tích khu vực có tốc độ gió trung bình 6m/s. Dự án trang trại điện gió Bạc Liêu

Dự án tổ hợp điện gió – mặt trời Trung Nam

Thuỷ điện Việt Nam đã phát hiện hơn 1000 địa điểm có tiềm năng khai thác để làm dự án thuỷ điện với công suất từ 30 đến 100 MW. Dự án thuỷ điện Sơn La (2400 MW)

Dự án thuỷ điện Lai Châu (1200MW)

Nhiên liệu sinh học Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nhiên liệu sinh học. Một số nhiên liệu sinh học phổ biển ở nước ta như rơm rạ, mùn cưa, dầu dừa…
Năng lượng địa nhiệt Việt Nam có hơn 250 điểm nước nóng khắp cả nước cùng 164 nguồn đia nhiệt ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Năng lượng sinh khối Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc phát triển năng lượng sinh khối. Một số dạng sinh khối phổ biến ở nước ta như gỗ năng lượng, rác thải đô thị… Dự án nhà máy điện sinh khối LCP

Dự án nhà máy điện sinh khối mía đường Tuyên Quang hoà.


Đồng thời, số lượng dự án về điện gió có tổng công suất cao gấp đôi so với năm 2018. Còn về năng lượng sinh khối tuy còn phát triển chậm nhưng trong tương lai hứa hẹn sẽ phát triển khả quan hơn. Bởi vì số lượng rác thải đô thị, nông nghiệp, lâm nghiệp ngày càng tăng.

Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu đường bờ biển dài cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nguồn năng lượng tái tạo rất đa dạng. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam có khả năng phát triển những nguồn năng lượng sau: 8000 MW thuỷ điện nhỏ, 200 MW điện gió, 3000MW điện sinh khối và 3500 MW điện mặt trời.

Tiềm năng điện mặt trời là được đánh giá cao nhất vì Việt Nam có thời gian nắng trung bình trong năm cao và cường độ bức xạ lớn. Hiện đã có hơn 100 dự án điện mặt trời đã ký hợp đồng với tập đoàn EVN. Trong đó có 2 dự án hoạt động với công suất 86 MW.

Một số rào cản

Việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo đang tạo ra một số thách thức sau:

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao
  • Các cơ sở hạ tầng lưới điện tại những khu vực nhiều tiềm năng về năng lượng này chưa sẵn sàng giải phóng công suất.
  • Yêu cầu không gian đất rộng lớn thì mới tạo ra nguồn năng lượng tái tạo đáng kể.
  • Gặp khó khăn trong vấn đề điều khiển hay điều độ hệ thống điện…

Như vậy, năng lượng tái tạo có ở xung quanh chúng ta. Có thể là hệ thống thiết bị điện năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, chất thải rắn,…Vì thế, để bảo vệ môi trường sống và vì các loại nhiên liệu không phải là vô hạn, hãy cùng Tuvaco hưởng ứng việc sử dụng các nguồn năng lượng thiên nhiên bạn nhé!

Xem thêm:

Có nên lắp điện năng lượng mặt trời không?

Kwp là gì? Cách tính công suất pin mặt trời

Đèn đường năng lượng mặt trời và những điều cần biết!

Bài viết liên quan